Xe đạp địa hình là gì? những điều cần biết về xe đạp địa hình?
Xe đạp địa hình là gì?
Khi nói đến xe đạp địa hình, chắc bạn sẽ nghĩ ngay tới một dòng xe đạp với loại bánh to đồ sộ, lốp có gai, sườn ngang chắc chắn, dùng để chạy đường sỏi đá, đường đồi núi… Nhưng trong thực tế, có rất nhiều loại xe đạp địa hình được chia làm nhiều loại với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Trong bài viết này DNGBIKE xin được đề cập đến các loại xe địa hình được dùng phổ biến hiện nay trên thế giới, loại trừ một số xe đặc biệt khác như BMX, Trials sẽ không được đề cập đến. Tuy nhiên, chúng cũng là xe đạp địa hình nhưng lại thuộc trường phái biểu diễn khác.
Xe đạp địa hình là gì
Xe đạp địa hình (Mountain Bike) hay còn gọi là xe đạp leo núi hoặc xe đạp MTB. Nói chung đây là dòng xe đạp đề cập tới việc đi trên các địa hình khó khăn, có vật cản như đường đèo, dốc, sỏi đá hay đường rừng… Môn thể thao này đòi hỏi sức mạnh, khả năng xử lý nhanh, linh hoạt, là môn thể thao dành cho những người ưa mạo hiểm.
Đặc điểm nổi bật của dòng xe đạp địa hình là gì?
- Khung xe to, có phuộc trước và sau, một số loại có lắp giảm sóc ở phần giữa xe.
- Trọng lượng nặng, bánh xe to, nhiều gai.
- Ghi đông thiết kế thẳng.
- Thiết kế khỏe khoắn, mạnh mẽ nên được sử dụng khá phổ biến. Dù tốc độ trên phố không bằng Road bike nhưng dòng xe đạp địa hình này chạy được trên mọi địa hình, linh hoạt và tiện dụng hơn nên nó được ưa chuộng nhiều hơn.
- Các thông số của xe được tính theo đơn vị inch (Ví dụ: Vành xe 26/27.5 inch, Khung xe 17 inch…) 1 inch = 2,54 cm
Điểm nổi bật của xe đạp địa hình so với các dòng xe khác
Ưu điểm của xe đạp địa hình:
- Dễ sử dụng, độ an toàn cao nhất.
- Độ ma sát với mặt đường lớn nên chạy tốt trên các địa hình gồ ghề và dốc.
- Lốp xe dày nên hạn chế được việc xịt lốp giữa đường.
- Ghi đông thẳng nên người điều khiển có thể ngồi thẳng lưng, giảm mỏi hơn tư thế cong người của chiếc xe đạp cuộc Road Bike.
Ưu và nhược điểm của xe đạp địa hình
Nhược điểm của xe đạp địa hình:
- Tốc độ không cao khi di chuyển trên đường phố.
- Trọng lượng tương đối nặng.
- Bánh xe to nên khi chạy trên đường bằng sẽ có tốc độ chậm và gây tốn sức cho người sử dụng.
Phân loại xe đạp địa hình:
a. Xe Đạp Băng đồng - Cross Country - XC Bike:
Xe đạp băng đồng Cross Country là dòng xe giá rẻ hơn được yêu thích nhất bởi thiết kế dễ lái, khung trung bình nhỏ, 1 phuộc trước phù hợp đi đường bình thường như đường phố, đường làng hay leo dốc nhẹ. Đây là dòng xe được ưa chuộng nhất cho những người tập thể dục thể thao
Xe đạp băng đồng - Cross Country Bike
Xe Cross-Country đây có thể coi là dạng phổ biến nhất của xe đạp địa hình. Xe đạp MTB băng đồng có thiết kế để vượt qua những chướng ngại, thử thách ở mức thấp đến trung bình. Xe được sản xuất từ các loại vật liệu nhẹ nhất, giúp các tay lái có thể đạt tốc độ tối đa và vượt qua các con đường đất hơi bằng phẳng.
Loại xe đạp này rất lý tưởng cho những người thích di chuyển qua các vùng làng quê có đường không quá gồ ghề. Xe đạp địa hình băng đồng được chia làm hai loại chính là Full-suspension (Xe co đầy đủ giảm xóc trước và sau) và Hard-tail (Xe trang bị 1 giảm xóc trước)
b. Xe Đạp Leo núi - Trail, All-Mountain, Free-ride Bike:
Xe đạp leo núi là dòng xe giá trung bình với thiết kế khung vừa, dùng 1 đến 2 phuộc dành cho đường khó, thuộc dòng xe chuyên leo hoặc đổ đèo. Là sự kết hợp thú vị giữa xe đạp MTB Freeride và xe đạp BMX. Những chiếc xe như thế được thiết kế cho những người đam mê thể thao mạo hiểm, thích chinh phục các địa hình gồ ghề trong thành phố như cầu thang, vỉa hè hay bất cứ thử thách nào khác.
Xe leo đèo đổ dốc - Freeride Bike
c. Xe Đạp Đổ đèo - Downhill Bike:
Xe đạp đổ đèo là dòng xe giá cao chuyên đổ đèo hoặc đi cung đường cực xấu với thiết kế khung to chắc chắn sử dụng từ 2 đến 3 phuộc. Đây là loại xe đạp MTB được trang bị giảm xóc hạng nặng, với mục đích sử dụng duy nhất là “đổ đèo”. Xe đạp Downhill đổ xuống và càng đổ càng nhanh thì càng tốt, vì thế phuộc của downhill phải hấp thụ lực lớn và liên tục với thiết kế phuộc dài 200-203 mm.
Xe đạp đổ đèo - Downhill Bike